VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA ĐI HÀ NỘI

Trụ sở ,kho bãi của công ty tại : 35A Đường TA21,Phường Thới An, Quận 12, Tp.hcm.Hotline:0987992139

Thông tin cần biết : Chia sẻ kinh nghiệm chọn nhà xe chở hàng giá rẻ chất lượng an toàn

Kính thưa Quý khách hàng!

Công ty Vận tải “Tri Châu” rất hân hạnh chào đón quý khách  trên các trang web của chúng tôi. Ở đây Quý khách  có thể tìm thấy tất cả các thông tin cần thiết về các dịch vụ của chúng tôi đối với việc vận chuyển hàng hoá.

Trụ sở chính của công ty chúng tôi nằm ở Số 35A Đường TA21,Phường Thới An, Quận 12, Tp.hcm. MST: 0313731840 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp.HCM cấp.

Lộ trình vận chuyển : Chúng tôi ghép hàng từ Sài Gòn Đi Đà Nẵng ra Hà nội , trong thời giàn từ 3-4 ngày.  Bằng đường bộ theo hai chiều , thời gian vận chuyển trung bình 3-4 ngày, với nhiều chủng loại xe khác nhau  : Xe 2 tấn, Xe 5tấn,Xe 8 tấn, Xe 15 tấn, Xe 19 tấn , và xe Container 33 tấn. Chúng tôi nhận vận chuyển hàng nguyên xe và hàng ghép( chành vận chuyển hàng hóa ). Tạo mọi điều kiện thuận lợi để bạn gửi và nhận hàng thuận tiện và nhanh chóng.

Chành vận chuyển hàng hóa. Nam – Trung -Bắc

Chúng tôi vận chuyển hàng hóa đến các Quận, Huyện trong thành phố Hà Nội: Quận Hoàn Kiếm, Quận Hai Bà Trưng,Quận Đống Đa, Quận Tây Hồ, Quận Cầu Giấy, Quận Thanh Xuân,Quận Hoàng Mai,Quận Long Biên,Huyện Từ Liêm,Huyện Thanh Trì, Huyện Gia Lâm, Huyện Đông Anh, Huyện Sóc Sơn,Quận Hà Đông , Thị xã Sơn Tây, Huyện Ba Vì, Huyện Phúc Thọ, Huyện Thạch Thất, Huyện Quốc Oai, Huyện Chương Mỹ, Huyện Đan Phượng, Huyện Hoài Đức, Huyện Thanh Oai, Huyện Mỹ Đức, Huyện Ứng Hoà, Huyện Thường Tín, Huyện Phú Xuyên, Huyện Mê Linh.

Chúng tôi hoàn toàn kiểm soát quá trình vận chuyển hàng hóa và chịu trách nhiệm đầy đủ đến thời điểm giao hàng cho người nhận.

Khi bạn  có nhu cầu vận chuyển hàng đi Hà Nội với số lượng hàng lớn, cồng kềnh. Hãy liên hệ với chúng tôi : 0933744015 , chúng tôi sẽ tính toán để sắp xếp khối lượng hàng lên xe gọn nhất , cước vận chuyển tốt nhất cho bạn . Phương châm của chúng tôi : Nhanh chóng, tin cậy và an toàn. Chúng tôi mua bảo hiểm trong quá trình vận chuyển, vận tải hàng hóa, đối với các mặt hàng dễ vỡ, dễ hư hỏng sẽ được đội giám sát hàng hóa kiểm tra chặt chẽ.

THÔNG TIN LIÊN QUAN:

Các mặt hàng thường vận chuyển:

  • Hàng tiêu dùng,nông sản, thực phẩm,thức ăn chăn nuôi v.v…
  • Hàng sợi vãi, nệm mouse, cao su, bàn ghế, hàng trang trí nội thất,cây cảnh v.v…..
  • Hàng nguyên liệu ,phế liệu,sắt thép,hóa chất,máy móc,thiết bị nhà xưởng v.v…
  • Hàng xây dựng các công trình,hàng tổ chức sự kiện v.v…
  • Vận chuyển thiết bị máy móc, máy công nghiệp, máy công cụ.
  • Vận chuyển  hàng siêu trường, hàng siêu trọng.

Ký kết hợp đồng vận chuyển :

  • Khi 2 bên thống nhất thỏa thuận sẽ có hợp đồng vận chuyển đầy đủ, cụ thể, ngắn gọn.
  • Hợp đồng chia làm 2 bản mỗi bên giữ 1 bản, khi bàn giao hàng hóa xong thì hợp đồng vận chuyển hàng hóa không còn hiệu lực.

Trách nhiệm sau vận chuyển :

Trong quá trình vận chuyển hàng hoá đi Hà Nội, nếu có sai sót, sơ suất khó tránh, làm sứt mẻ hay đổ vỡ hư hỏng, gây thiệt hại tài sản của quý khách. Công Ty chúng tôi sẽ có trách nhiệm tiến hành bồi thường theo thẩm định.

Làm việc với chúng tôi, bạn có thể chắc chắn rằng hàng hóa của bạn được giao dịch một cách cẩn thận nhanh chóng  nhất và có trách nhiệm.

Phương châm của Công ty chúng tôi là: Đảm bảo uy tín- Thời gian đúng hẹn.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH  DV VẬN TẢI  TRI CHÂU

  • Trụ sở   : 35A Đường TA21,Phường Thới An, Quận 12, Tp.hcm.
  • Di động : 0813.188.427 – 0987.992.139 – 0933.744.015
  • MST      : 0313731840
  • Website: 24hvanchuyen.com | vantaitrichau.com
  • Email    : vantaitrichau@gmail.com

Chúng tôi sẻ báo giá cụ thể cho từng chuyến hàng với mức giá cước vận chuyển tốt nhất cho Quý Khách . Đặc biệt giá ưu đãi với các hợp đồng dài hạn.


Các nước quy định vận chuyển hàng hóa qua hầm thế nào?

Việc “cân đong đo đếm” mức độ rủi ro khi cho các phương tiện chở hàng hóa nguy hiểm qua hầm…

Nhiều nước vẫn cho vận tải hàng hoá nguy hiểm qua hầm nhưng áp các quy định rất đặc biệt và nghiêm ngặt

Việc “cân đong đo đếm” mức độ rủi ro khi cho các phương tiện chở hàng hóa nguy hiểm qua hầm hay các cung đường đặc biệt khác khiến nhiều giới chức quản lý giao thông trên thế giới đau đầu bấy lâu nay.

Xác định rủi ro để phân loại hầm

Các loại hàng hóa nguy hiểm như: Xăng dầu, khí hóa lỏng… tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây thảm họa nghiêm trọng nếu xảy ra sự cố hoặc tai nạn trong quá trình vận chuyển nhưng là những sản phẩm quan trọng cho sản xuất công nghiệp cũng như đời sống của con người.

Theo Hiệp hội Đường bộ thế giới (PIARC), các vụ tai nạn liên quan tới hàng hóa nguy hiểm khá hiếm nhưng nếu xảy ra sẽ để lại thảm họa với số lượng nạn nhân lớn, gây tổn hại cấu trúc đường bộ cũng như môi trường. Để vận chuyển các loại hàng hóa đặc biệt này một cách an toàn, người ta cần áp dụng các biện pháp rất đặc thù.

Tuy nhiên, nếu cấm vận tải hàng hoá nguy hiểm lưu thông trong hầm thì các quy định này có thể gây ra lãng phí kinh tế không đáng có. Mặt khác, khi không được di chuyển qua hầm, các nhà khai thác vận tải phải sử dụng đường đi thay thế khác như các khu vực dân cư đông đúc hay đường đèo hiểm trở… và tiềm ẩn nhiều rủi ro gây thảm hoạ còn lớn hơn.

Theo PIARC, giới chức nhiều nước cũng đau đầu tìm lời lý giải cho các câu hỏi: Nên chăng cấm vận chuyển hàng hóa ở một số đường hầm; Cần áp dụng các quy định như thế nào để hạn chế vận tải hàng hóa nguy hiểm qua đường hầm; Nếu cho phép vận tải hàng hóa nguy cơ cao, các biện pháp hạn chế rủi ro cần được thực thi như thế nào và hiệu quả ra sao?

Tổ chức Phát triển và Hợp tác Kinh tế thế giới (OECD) từng phối hợp với PIARC thực hiện dự án nghiên cứu chung mang tên “Vận tải hàng hóa nguy hiểm qua hầm đường bộ”, khảo sát nhiều nước trên thế giới trong giai đoạn từ năm 1996 – 2001. Kết quả cho thấy, nhiều nước vẫn cho phép vận tải hàng hoá qua hầm đường bộ nhưng phải qua quá trình đánh giá, phân loại rủi ro rất nghiêm ngặt và phức tạp.

Từ khảo sát, có thể thấy, phần lớn các quy định vận tải hàng hóa nguy hiểm được chuẩn hóa theo khu vực. Ví dụ, Châu Âu và một phần của Liên bang Nga áp dụng quy định về vận tải hàng hóa nguy hiểm trên đường bộ (ADR). Hầu hết các bang tại Mỹ và các tỉnh tại Canada áp dụng theo các quy định phù hợp với Quy định của Liên hợp quốc. Australia và Nhật Bản có quy định riêng.

OECD và PIARC hiện cũng đã phát triển một mô hình đánh giá định lượng rủi ro (QRA) để so sánh mức độ an toàn của các tuyến hầm đường bộ và dựa vào đó để cân nhắc cấm/ cho phép/ điều tiết các phương tiện chở hàng nguy hiểm. Mô hình này đang được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới.

Mô hình đánh giá QRA dựa trên kịch bản 13 trường hợp tai nạn thường thấy đối với từng loại hàng hóa trong 5 hạng mục đường hầm. Hệ thống này sẽ phân tích các rủi ro mang tính xã hội (như người sử dụng đường hầm, dân cư xung quanh), rủi ro mang tính cá nhân, thiệt hại cho đường hầm và môi trường. Dựa trên hệ thống này, các nước sẽ xác định được đường hầm nào cần phải cấm vận tải hàng hóa nguy hiểm, đường hầm nào không để hạn chế lãng phí về chi phí vận chuyển, đảm bảo an toàn đường hầm.

Vận tải Tri Châu

Dẹp xe trong hầm, cần xe hộ tống trước khi lưu thông

Một khi được phép vận chuyển hàng nguy hiểm qua hầm, người điều khiển và phương tiện dùng để vận chuyển phải tuân thủ các quy định bắt buộc nghiêm ngặt. Chẳng hạn, tại Anh, người điều khiển phương tiện bắt buộc phải mang theo các giấy tờ để kiểm tra như hướng dẫn bằng văn bản đối với các hàng hoá nguy hiểm, giấy chứng nhận đã được đào tạo kỹ năng điều khiển phương tiện chở hàng hoá nguy hiểm.

Ngoài ra, ở phía trước và phía sau các xe, đoàn xe chở hàng hóa nguy hiểm, cồng kềnh buộc phải có xe chuyên dụng (sơn màu sáng, bật đèn và sử dụng còi cứu hộ khi cần). Giờ được phép cơ động của các xe chở hàng nguy hiểm cũng được quy định và giới hạn nghiêm chỉnh để giảm thiểu khả năng gây ảnh hưởng cho công trình giao thông cũng như các phương tiện xung quanh.

Ngoài ra, một số khu vực/quốc gia còn có các quy định đặc biệt khác để hạn chế rủi ro. Chẳng hạn, tỉnh Quebec (Canada) yêu cầu các phương tiện được phép chạy qua hầm phải lắp đèn để dẹp tất cả các phương tiện giao thông khác trong đường hầm trước khi xe tải chở hàng hóa nguy hiểm đi qua.

Tỉnh này còn cung cấp một bản đồ lộ trình dành riêng cho xe tải, trong đó đánh dấu rõ dấu hiệu “hầm cấm” đối với các tuyến đường hầm không cho phép phương tiện chở hàng hóa nguy hiểm đi qua. Xe bồn phải được trang bị thêm thiết bị chèn bánh; gần mỗi bồn phải có một bình cứu hỏa, được đặt ở nơi dễ tiếp cận…


Bảo hiểm vận chuyển hàng hóa

Hiện nay, trong phạm vi của bảo hiểm dự án, Bảo hiểm PVI có thực hiện bảo hiểm vận chuyển hàng hóa.

Vận tải Tri Châu

Hỏi: Xin hỏi trong phạm vi bảo hiểm dự án, Bảo hiểm PVI có bảo hiểm phần vận chuyển hàng hóa không? Hay chúng tôi cần mua gói bảo hiểm vận chuyển riêng?

Thành Chung (Nghệ An)

Trả lời:

Hiện nay, trong phạm vi của bảo hiểm dự án, Bảo hiểm PVI có thực hiện bảo hiểm vận chuyển hàng hóa. Chúng tôi cũng thực hiện cả bảo hiểm mất lợi nhuận do vận chuyển hàng hóa gây ra. Do đó, bạn không cần phải mua gói bảo hiểm vận chuyển riêng.

Ngoài ra, nằm trong gói bảo hiểm dự án của Bảo hiểm PVI, bạn cũng có thể lựa chọn các hạng mục phù hợp khác như bảo hiểm mất lợi nhuận do rủi ro chính trị hoặc Bảo hiểm mất lợi nhuận do khủng bố; Bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng/lắp đặt; Bảo hiểm máy móc thiết bị của nhà thầu…

Bạn có thể tới Công ty Bảo hiểm PVI gần nhất hoặc liên hệ tới hotline 1900 545458 của Bảo hiểm PVI để được tư vấn chi tiết.


CÁC MẶT HÀNG THƯỜNG VẬN CHUYỂN

Hôm nay là ngày 28/12/2017 , chỉ còn 3 hôm nữa là đến tết dương lịch, nên công việc cần phải khẩn trương để mọi người cùng nghỉ lể . Hôm nay chúng tôi nhận vận chuyển 30 tấn cáp điện đi Hà Nội, hàng đã chất lên xe , đúng 7h chúng tôi sẽ lăn bánh , nhất định sáng ngày 30 sẽ giao hàng cho khách.

Vận chuyển cáp điện đi Hà Nội

Ngày 21/09/2017 chúng tôi nhận vận chuyển 18 tấn cáp điện đi Hà Nội , cáp điện lấy ở Bình Chánh và giao tại quận đống đa Hà nội, từ khi nhận hàng đến khi giao hàng cho khách là 2 ngày.

Ghép hàng đi Hà Nội

Ngày 30/07/2017 chúng tôi nhận vận chuyển 15 tấn máy móc cơ khí đi Hà Nội.

Chành vận chuyển hàng đi Hà Nội

Ngày 10/06/2017 chúng tôi vận chuyển  17 tấn tôn mạ kẽm từ Long An đi Hà Nội , thời gian dự kiến trong 3 ngày.

Vận chuyển hàng hóa đi Hà Nội

Ngày 10/04/2017 Cty  chúng tôi nhận vận chuyển hàng hóa Bắc Nam  gồm 2 cái phểu lọc công nghiệp và máy bơm công nghiệp tại Q7 Tp.hcm, đi Thái Nguyên. Để  giảm chi phí cho khách hàng chúng tôi vận chuyển ghép hàng đi Hà Nội đến khu công nghiệp Thái Nguyên.

Vận chuyển máy về Hà Nội
Vận chuyển máy về Hà Nội

Ngày 16/02/2017 nhận vận chuyển hàng ván tre đi Hà Nội. Công ty chúng tôi nhận vận chuyển hàng hóa đi khắp các tỉnh phía  Bắc.


Ngày 20/11/2016 công ty chúng tôi vận chuyển máy Plsama 1540  đi Bắc Giang .

 Máy Plsama 1540, người bạn đáng tin cậy cho ngành cơ khí .


Quảng Bình: Kích cầu du lịch bằng hình thức ưu đãi vận tải

Sau thời gian dài ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, ngành du lịch Quảng Bình đã có những tín hiệu phục hồi tích cực trở lại sau khi UBND tỉnh Quảng Bình cho phép các khu, điểm tham quan du lịch, các di tích văn hóa – lịch sử và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh hoạt động trở lại, đặc biệt là lĩnh vực vận tải khách du lịch.

Với các chính sách kích cầu và sự phục hồi nhanh chóng của các loại hình phương tiện vận tải, ngành du lịch Quảng Bình có những tín hiệu tăng trưởng đáng ghi nhận.

Theo thông tin từ Sở Du lịch Quảng Bình, tất cả các loại hình vận tải khách du lịch đến Quảng Bình đã hoạt động trở lại và phục hồi khá. Cụ thể, về đường bộ, hầu hết các đơn vị vận chuyển khách liên tỉnh đã khai thác trở lại với số chuyến, lộ trình, số khách cơ bản đạt như trước khi tạm dừng.

Trong hoạt động hàng không, từ ngày 26/4 đến ngày 10/5, đường bay Đồng Hới – TP. Hồ Chí Minh đã có 24 chuyến bay khứ hồi của 3 hãng hàng không là Vietnam Airlines, Vietjet, Jetstar với tổng số lượng khách đạt 7.502 khách. Từ ngày 16/5/2020, hàng không Vasco sẽ bắt đầu khai thác trở lại chuyến bay hàng ngày đường bay Đồng Hới – Hà Nội. Từ ngày 17/5/2020, Vietnam Airlines sẽ tăng thêm 01 chuyến đường bay Đồng Hới – TP. Hồ Chí Minh vào thứ 3, 5, 6, chủ nhật hàng tuần, nâng tổng số chuyến bay khứ hồi của đường bay Đồng Hới – TP. Hồ Chí Minh lên 6 – 8 chuyến/ngày.

Dự kiến, từ ngày 01/6/2020, hãng hàng không Bamboo Airway sẽ khai thác trở lại đường bay Đồng Hới – Hà Nội và Đồng Hới – TP. Hồ Chí Minh, nâng tổng số chuyến bay hàng ngày tại Cảng hàng không Đồng Hới lên đạt 8 – 12 chuyến/ngày với khả năng vận tải từ 2.000 – 2.200 khách/ngày. Giá vé cũng đang được các hãng hàng không chào bán với mức khá ưu đãi, phù hợp cho các chuyến du lịch của khách du lịch.

Đối với đường sắt, hiện nay Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã đưa vào khai thác 5 đôi tàu Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh gồm các tàu SE1/2, SE3/4, SE5/6, SE7/8, SE19/20. Đặc biệt, từ nay đến hết tháng 5, ngành đường sắt có chính sách đặc biệt giảm giá đến 50% giá vé tàu cho các booking đoàn trên chuyến khứ hồi Hà Nội – Đồng Hới với số lượng khách tối thiểu từ 15 người trở lên.

Theo thông tin từ Sở Du lịch Quảng Bình, đơn vị đã báo cáo UBND tỉnh xem xét, trình HĐND giảm 50% phí tham quan các khu, điểm tham quan du lịch trên địa bàn tỉnh đến hết năm 2020 và chuẩn bị triển khai chương trình kích cầu với nhiều chính sách ưu đãi cùng các hoạt động truyền thông, quảng bá, xúc tiến có trọng tâm, trọng điểm tập trung vào thị trường khách du lịch nội địa với chủ đề Quảng Bình – điểm đến hấp dẫn, an toàn và khác biệt.

Ông Trần Xuân Cương – Giám đốc Công ty Du lịch Nettin – cho hay, sau khi UBND tỉnh Quảng Bình cho phép du lịch hoạt động trở lại, nhiều khu tuyến điểm du lịch Quảng Bình đã tung ra nhiều chương trình kích cầu để thu hút khách du lịch. Lượng khách tuy chưa nhiều nhưng đây là tín hiệu khả quan khi nhiều chuyến bay đi và đến Quảng Bình, đường sắt giảm giá để thu hút du khách. Hiện tại Netin Travel đã kết hợp với nhiều đơn vị du lịch, dịch vụ trong tỉnh để xây dựng và chào bán tour 3 ngày 2 đêm và 3 ngày 4 đêm. Đồng thời, công ty cũng đã làm việc với Vietravel tại Huế để khảo sát và xây dựng lộ trình tour hang Chà Lòi để bán cho du khách.

Được biết, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng triển khai nhiều gói kích cầu, giảm giá để thu hút khách du lịch nội địa như Công ty TNHH MTV Chua Me Đất giảm giá sản phẩm chinh phục Sơn Đoòng – hang động lớn nhất thế giới từ 3.000 USD/khách về 2.500USD/khách và giảm 20% giá các sản phẩm còn lại. Các công ty lữ hành khác và các đơn vị kinh doanh khách sạn cũng đưa ra nhiều gói sản phẩm có giá ưu đãi với mức giảm từ 20% – 50% giá niêm yết.


Cước vận tải vẫn “cao” khi giá xăng dầu xuống “thấp”

Thời gian qua do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến giá xăng dầu thế giới và trong nước giảm mạnh, điều này có tác động tích cực đến nền kinh tế, đặc biệt, người dân cũng phần nào được hưởng lợi. Tuy nhiên có một nghịch lý thấy rõ là mặc dù xăng dầu giảm sâu nhưng cước dịch vụ vận tải vẫn “cao” như trước khi có dịch.

Biên độ lợi nhuận thấp

Liên tiếp những tuần qua, giá xăng dầu trong nước đang giảm sâu, ở mức thấp kỷ lục trong hơn 20 năm qua với 8 lần giảm giá liên tiếp, tổng cộng giảm hơn 5.000 đ/lít. Hiện giá xăng dầu tại thị trường đang ở mức thấp kể cả đợt điều chỉnh tăng ngày 13/5. Việc xăng dầu trong nước giảm xuống thấp đã tác động tích cực tâm lý của người tiêu dùng, đặc biệt là ngành giao thông vận tải.

Vận chuyển hàng hóa đi Hà Nội

Sau thời gian được hưởng ưu đãi từ việc xăng giảm giá, đa số người dân cho biết, họ cảm thấy thoải mái mỗi khi đổ xăng và phần nào bớt đi gánh nặng chi phí cho việc chi tiêu hằng ngày. Anh Nguyễn Huy Thịnh, Thanh Xuân, Hà Nội cho biết: “Bình thường một tháng nhà tôi có 1 xe ô tô và 2 xe máy cũng tốn 5 triệu tiền xăng, tuy nhiên nay cả gia đình chỉ mất 2 – 2,5 triệu đồng. Nhờ giảm thiểu chi phí đổ xăng giúp gia đình tôi tiết kiệm một khoản để bù thêm vào tiền mua sữa cho con trong thời buổi khó khăn của dịch bệnh”.

Tuy nhiên, anh Thịnh cho biết thêm, những tưởng xăng giảm thì nhiều mặt hàng cũng sẽ giảm theo nhưng thực tế, giá cả các loại hàng hóa chưa có nhiều thay đổi. Trong đó, giá cước dịch vụ vận tải vẫn giữ nguyên.

Cũng theo nhiều người đánh giá, xăng dầu giảm là cơ hội “ăn nên làm ra” của ngành giao thông vận tải (GTVT), tuy nhiên, có thể thấy rõ nghịch cảnh với ngành GTVT hiện nay là mặc dù giá xăng giảm, giá cước không thay đổi, nhưng doanh thu lại ở mức âm.

Là chủ doanh nghiệp vận tải với hơn 400 đầu xe, anh Khúc Hữu Thanh Hải – Giám đốc Công ty Cổ phần Vận tải TM&DV Đất Cảng – cho biết, mặc dù dịch vụ vận tải của công ty đã được hoạt động trở lại sau thời gian giãn cách xã hội, với số lượng đầu xe tham gia 50-60%. Tuy nhiên, do vẫn còn trong thời gian nới lỏng giãn cách, nhu cầu đi lại của người dân vẫn hạn chế, do đó, doanh thu thấp dẫn tới biên độ lợi nhuận vẫn thấp. Hiện doanh thu của công ty vẫn sụt giảm từ 60-70%.

Bên cạnh đó, anh Hải cũng cho biết, thực tế giá xăng giảm chưa thực sự khiến các doanh nghiệp vận tải được hưởng lợi. Mặc dù thời gian qua giá xăng thấp nhưng lợi nhuận chưa tương xứng với các chi phí cố định phải bỏ ra, như các loại thuế phí, bảo trì bảo dưỡng… “Việc chúng tôi quan tâm lúc này là triển khai các gói kích cầu sau dịch và tìm cách giữ chân người lao động”, anh Hải chia sẻ thêm.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương về lý do vì sao giá xăng dầu giảm giá nhưng giá cước vận tải vẫn “đứng im”, anh Nguyễn Văn Xang, Chủ tịch HĐQT Công ty CP An Phát Khánh, chuyên hoạt động trong lĩnh vực taxi công nghệ cho biết, giá xăng dầu tăng giảm đều có sự điều chỉnh nhưng phải có thời gian, tùy tình hình ổn định của thị trường, dịch vụ vận tải sẽ dần có sự điều chỉnh tương ứng.

Theo anh Xang: “Giá taxi hiện nay bình quân từ 10.000 đ/km và mức giá này đã duy trì 5-6 năm nay. Có những thời điểm giá xăng tăng cao, tuy nhiên các hãng dịch vụ vận tải vẫn giữ giá ổn định trong kiểm soát đảm bảo nhu cầu của người dân. Trong khi thực tế do ảnh hưởng của dịch doanh nghiệp của tôi vẫn đang lỗ 50-60%”.

Tận dụng thời cơ tích trữ

Theo dự báo của nhiều hãng vận tải, giá xăng sẽ tăng theo mức độ khả quan của dịch trong những phiên tới, tuy nhiên, tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ vẫn còn khó khăn đến hết năm nay.

Cùng chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Quyền – Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam – cho biết, giá xăng dầu tác động quan trọng đến chi phí vận tải, khi giá xăng dầu xuống cũng là một trong những điều kiện có thể điều chỉnh giá cước vận tải xuống. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vận tải vừa ra bước qua giai đoạn căng thẳng nhất của dịch Covid-19 và đang hình thành trạng thái bình thường mới. Trong khi khả năng giá xăng sẽ tăng trở lại trong thời gian tới, nên việc điều chỉnh cũng cần phải có lộ trình.

“Trong khi đó, ngành giao thông vận tải đang chịu tác động bởi hai chiều thuận và nghịch. Dù xăng dầu giảm, tuy nhiên chi phí bình quân trên sản lượng tăng trong khi công suất sử dụng phương tiện chỉ chiếm 50%. Do đó, hiện các đơn vị vận tải, kể cả vận tải khách, vận tải hàng không hiện vẫn chưa thể tính tới lợi nhuận. Nói một cách đại thể trong điều kiện hiện nay, các đơn vị vận tải duy trì giá cước vẫn lỗ, chưa có lãi”, ông Quyền cho biết.

Đánh giá về việc vì sao giá xăng giảm mà nhiều mặt hàng hóa chưa có dấu hiệu giảm, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho biết, việc giảm giá hàng hóa phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường. Trong khi, ngành GTVT vẫn gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên chưa có sự điều chỉnh kịp thời. Việc giá cước vận tải không giảm gây ảnh hưởng đến nhiều mặt hàng tiêu dùng khác bởi trong cơ cấu giá bán các mặt hàng thiết yếu, tiêu dùng hàng ngày đều được các nhà sản xuất, nhà phân phối hạch toán giá cước vận chuyển vào chi phí bán hàng. Chính những bất cập đó khiến người tiêu dùng chưa được hưởng lợi từ việc giảm giá xăng dầu.

Bên cạnh đó, ông Hiếu cũng cho biết, hiện dịch đã phần nào được kiểm soát, các nước bắt đầu khôi phục kinh tế trở lại. Tuy nhiên, do dư âm của dịch, nền kinh tế sẽ hồi phục chậm và dự kiến giá xăng dầu sẽ vẫn ở mức thấp trong thời gian tới. Do đó, đây là cơ hội không chỉ tốt cho nền kinh tế Việt Nam mà còn đặc biệt có lợi cho ngành GTVT nếu biết tận dụng nguồn xăng dự trữ tốt.

Do vậy cước vận chuyển hàng hóa đi Hà Nội vẫn không thấp được nữa .


Hợp tác với Azerbaijan vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt đi châu Âu

Azerbaijan mong muốn hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt đi châu Âu.

Ngày 5/12, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể tiếp và làm việc với Đại sứ Azerbaijan tại Việt Nam Anar Imanov. Tại buổi tiếp, Đại sứ Azerbaijan cho biết, Azerbaijan luôn coi hợp tác với Việt Nam là ưu tiên hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á. Những năm gần đây, hai bên có nhiều hoạt động nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế và đều coi hợp tác lĩnh vực GTVT rất quan trọng.

Đại sứ cũng cho biết, hiện có nhiều hàng hóa quá cảnh bằng đường sắt từ các nước châu Á vào châu Âu và ngược lại qua Azerbaijan vì vị trí địa lý thuận lợi và có mạng lưới đường sắt phát triển. Vừa qua, Azerbaijan đầu tư tuyến đường sắt kết nối giữa đường sắt Azerbaijan và đường sắt Iran, hình thành nên tuyến vận tải đường sắt Bắc – Nam. Hàng hóa vận tải có thể đi từ châu Á bằng đường thủy đến Iran và theo tuyến đường sắt này qua Azerbaijan vào Nga, từ đó đi Bắc Âu, như vậy sẽ giảm được từ 1/2 đến 2/3 thời gian và chi phí vận tải.

Hiện hàng hóa Việt Nam xuất châu Âu và ngược lại chủ yếu đi bằng đường biển. Đi bằng đường sắt quá cảnh Trung Quốc, Kazakhstan, Azerbaijan hoặc đi bằng đường biển đến Iran, từ đó theo tuyến đường sắt Bắc – Nam vào châu Âu sẽ giảm rất nhiều thời gian so với đường biển. Nếu theo tuyến đường biển đến Iran và đi tiếp bằng đường sắt, chi phí cho vận tải còn giảm sâu hơn nữa. Trước tiềm năng to lớn của tuyến vận tải này, nhiều doanh nghiệp vận tải Azerbaijan mong muốn được kết nối và hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam để khai thác vận chuyển hàng hóa Việt Nam đi các nước châu Á, châu Âu.

“Azerbaijan sẵn sàng hợp tác, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam để khai thác thành công tuyến vận tải này”, Đại sứ nói và đề nghị tăng cường hợp tác lĩnh vực đường sắt cấp cơ quan quản lý Nhà nước (Cục Đường sắt), trong đó bàn thảo về vấn đề kết nối, logistics, thuế và hải quan hai nước, từ đó đi đến những hợp tác cụ thể.

Thống nhất với Đại sứ Anar Imanov về thúc đẩy hợp tác hai nước Việt Nam – Azerbaijan lĩnh vực vận tải đường sắt, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể giao Cục Đường sắt VN và các đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ với phía đường sắt Azerbaijan trong việc kết nối cấp cục và doanh nghiệp hai nước.

Bộ trưởng đề nghị, thông qua Đại sứ, tới đây sẽ có thêm nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp Azerbaijan quan tâm, tìm hiểu đầu tư, hợp tác kinh doanh ở nhiều lĩnh vực giao thông, nhất là về KCHT như dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, đường sắt đô thị… Đặc biệt, lĩnh vực logistics, nếu muốn có nguồn hàng thường xuyên để khai thác vận tải theo tuyến đường sắt đi châu Âu như Azerbaijan đề xuất thì phải thực hiện tốt kết nối đường sắt vào các khu công nghiệp, cảng biển.

“Mong rằng, với kinh nghiệm của mình, các chuyên gia, doanh nghiệp Azerbaijan sẵn sàng chia sẻ, tư vấn giúp Việt Nam đẩy mạnh logistics để giảm chi phí, tăng hiệu quả khai thác hạ tầng giao thông”, Bộ trưởng bày tỏ.

Tại buổi tiếp, hai bên đã thống nhất sẽ nhanh chóng tổ chức hội nghị để kết nối 2 cục đường sắt và doanh nghiệp 2 nước Việt Nam – Azerbaijan, từ đó mở rộng hợp tác nhiều lĩnh vực đường sắt khác ngoài vận tải.

Bình luận (2)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Vận chuyển hàng hóa đi Daknong
VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA ĐI DĂK NÔNG

[caption id="attachment_2885" align="aligncenter" width="600"] Vận chuyển hàng hóa đi Đà Lạt[/caption] Thông tin cần biết : Chia sẻ kinh nghiệm chọn nhà xe chở hàng giá...

VẬN CHUYỂN SẮT THÉP CÔNG TRÌNH ĐI CAMPUCHIA

Ngày 24/6 Công ty chúng vận chuyển Neo và Mũ công trình đi Campuchia. Neo sử dụng trong công trình Mũ sử dụng trong công...

Khách Hàng

Khách hàng thường xuyên vận chuyển của vận tải Tri Châu:  Coop Mark , BigC , coca –cola , Nguyễn kim , Samsung ,  ...

Vận chuyển hàng hóa đi Bắc Ninh
VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA ĐI BẮC NINH

  [caption id="attachment_2790" align="aligncenter" width="600"] Chành vận chuyển hàng hóa đi Bắc Ninh[/caption] Công ty vận tải "TRI CHÂU " cung cấp cho bạn các...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email
Chat zalo