VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA ĐI QUẢNG NGÃI

 

Chành chuyển hàng đi Miền Trung.

Thông tin cần biết : Chia sẻ kinh nghiệm chọn nhà xe chở hàng giá rẻ chất lượng an toàn

Công ty vận tải Tri Châu nhận vận chuyển và chành vận chuyển  hàng hóa đi Quảng Ngãi và các quận , huyện trong thành phố Quảng Ngãi như : Ba Tơ, Bình Sơn, Đức Phổ, Lý Sơn, Minh Long, Mộ Đức, Nghĩa Hành, Quảng Ngãi, Sơn Hà, Sơn Tây, Sơn Tịnh, Tây Trà, Trà Bồng. Thời gian vận chuyển từ 2-3 ngày .

Nếu bạn muốn vận chuyển hàng hóa đi Quảng Ngãi  và các quận ,huyện của Quảng Ngãi  trước hết bạn cung cấp cho chúng tôi biết về mặt hàng , trọng lượng, kích thước, nơi nhận và  giao hàng , chúng tôi tính toán và báo giá vận chuyển tốt nhất cho bạn.

Chúng tôi nhận vận chuyển  hàng hóa bằng  xe tải : Xe 2 tấn, Xe 5tấn,Xe 8 tấn, Xe 15 tấn, Xe 19 tấn , và xe Container 33 tấn. Nhận và giao tận tay đến khách hàng  .

Trụ sở ,kho bãi của công ty tại : 35A Đường TA21,Phường Thới An, Quận 12, Tp.hcm.

 

THÔNG TIN LIÊN QUAN:

Các loại hàng hoá nhận vận chuyển :

  • Bao gồm tất cả các mặt hàng sản xuất công nhiệp, hàng nội thất, hàng vận liệu xây dựng, máy móc chuyên dụng, máy móc phục vụ công trình. Hệ thống băng tải, máy tự tự động, các mặt hàng kim khí điện máy.Hàng bánh kẹo, thực phẩm tươi cần thời gian vận chuyển nhanh, hàng nông sản cần chở vận chuyển trong 48 tiếng, hàng nguyên liệu dùng làm chế biến thức ăn gia súc.
  • Các mặt hàng quá khổ, quá tải như silo, dầm cẩu trục, turbin may , máy móc cơ giới, xe nâng, xe đào, xe cuốc hoặc các máy móc cần xe và giấy phép vận chuyển đặc biệt

 

Ký kết hợp đồng vận chuyển :

  • Khi 2 bên thống nhất thỏa thuận sẽ có hợp đồng vận chuyển đầy đủ, cụ thể, ngắn gọn.
  • Hợp đồng chia làm 2 bản mỗi bên giữ 1 bản, khi bàn giao hàng hóa xong thì hợp đồng vận chuyển hàng hóa không còn hiệu lực.

Phương châm của Công ty chúng tôi là: Đảm bảo uy tín- Thời gian đúng hẹn.

Trách nhiệm sau vận chuyển:

Trong quá trình vận chuyển hàng hoá  nếu có sai sót, sơ suất khó tránh, làm sứt mẻ hay đổ vỡ hư hỏng, gây thiệt hại tài sản của quý khách. Công Ty chúng tôi sẽ có trách nhiệm tiến hành bồi thường theo thẩm định.

Xin chân thành cảm ơn quý khách hàng đã sử dụng dịch vụ vận tải Tri Châu trong  suốt những năm qua.

Thông tin liên hệ  :

CÔNG TY TNHH DV VẬN TẢI TRI CHÂU

  • Trụ sở   : 35A Đường TA21,Phường Thới An, Quận 12, Tp.hcm.
  • Di động : 0813.188.427 – 0987.992.139 – 0933.744.015
  • MST     : 0313731840
  • Website: 24hvanchuyen.com
  • Email   : vantaitrichau@gmail.com

NHẬT KÝ VẬN CHUYỂN .

Với nhu cầu tiêu thụ tăng gấp 2-3 lần so với cùng kỳ trước đó, chuối rừng ở Quảng Ngãi hiện được bán với giá lên tới 80.000 đồng/buồng, giúp người đi tìm hái loại đặc sản núi rừng này “đút túi” được tiền triệu mỗi ngày.

Tết năm ngay chúng tôi vận chuyển 2 xe tải chuối từ Quảng Ngãi về Tp.hcm( van chuyen hang hoa di quang ngai)  .


Đổi màu biển số xe kinh doanh vận tải: Đảm bảo cạnh tranh bình đẳng

Từ ngày 1.8.2020, xe ô tô hoạt động kinh doanh vận tải sẽ được gắn biển màu vàng, số màu đen. Việc cấp, đổi màu biển số nhằm giải quyết nhiều “nút thắt” trong việc kinh doanh vận tải, nhất là đảm bảo cạnh tranh bình đẳng trong kinh doanh vận tải.

Hiện vẫn còn nhiều xe kinh doanh vận tải chưa đổi màu biển số xe.

Đảm bảo cạnh tranh bình đẳng

Từ ngày 1.8.2020, Thông tư số 58/2020/TT-BCA của Bộ Công an quy định quy trình cấp, thu hồi đăng ký biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chính thức có hiệu lực. Điểm đáng chú ý của thông tư là các loại xe kinh doanh vận tải như xe taxi, khách, xe tải… sẽ phải gắn biển màu vàng, chữ số đen thay vì biển trắng như hiện nay.

Trưởng Phòng Vận tải – Pháp chế và An toàn (Sở GTVT) Nguyễn Hữu Đoan cho biết: Thời gian qua, Chính phủ có nhiều nghị định quy định về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, song tình trạng kinh doanh trá hình vẫn diễn ra khá phổ biến. Xe hợp đồng không thực hiện dán phù hiệu khi vận chuyển hàng hóa, hành khách.

Bên cạnh đó, tình trạng “xe dù”, taxi ghép chỗ… không đăng ký kinh doanh vận tải nhưng vẫn ngang nhiên hoạt động. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến các đơn vị kinh doanh tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật. Việc phát hiện và xử lý những trường hợp vi phạm không đơn giản, bởi khi đang lưu thông trên đường, thì khó phát hiện được xe nào là xe kinh doanh vận tải trá hình.

“Việc Bộ Công an ban hành Thông tư số 58 quy định quy trình cấp, thu hồi đăng ký biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, nhằm tránh việc kinh doanh trá hình, gian dối, tạo sự cạnh tranh công bằng, lành mạnh giữa các đơn vị. Theo quy định của thông tư sẽ có hai hình thức để chủ xe lựa chọn là giữ nguyên biển số cũ chỉ đổi màu biển số hoặc bấm chọn biển số mới. Việc đổi màu biển số được thực hiện từ ngày 1.8.2020 đến ngày 31.12.2021 và thủ tục rất đơn giản”, ông Đoan nói.

Theo Phó Trưởng Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT), Công an tỉnh, Thượng tá Vũ Thanh Giang, chủ phương tiện không cần mang xe đến Phòng CSGT để lấy số khung, số máy, mà chỉ việc mang theo giấy tờ tùy thân, sổ hộ khẩu, giấy tờ xe, điền thông tin vào tờ khai.

Nếu chủ phương tiện đổi lại biển số nguyên theo hệ biển số của mình, thì chỉ làm tờ khai sẽ được cấp lại biển số đúng theo biển số đang sử dụng. Nếu là doanh nghiệp chỉ cần làm công văn với nội dung đổi màu biển số cho xe kinh doanh vận tải, kèm theo danh sách xe có biển số đã được đăng ký gửi Phòng CSGT. Trong quá trình chờ đến ngày nhận biển số, xe biển số trắng vẫn hoạt động kinh doanh bình thường…

Ông Nguyễn Văn Mẫn, quản lý xe của Công ty TNHH Chín Nghĩa chia sẻ: Thông tư 58 tạo nhiều thuận lợi cho công tác quản lý đầu xe. Công ty hiện có 63 xe hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách, vận tải hàng hóa, tất cả đều đã đổi màu biển số; trong đó trên 90% số xe đã gắn biển màu vàng, số xe còn lại khi nào về bến sẽ được gắn biển mới.

Về vấn đề trên, ông Nguyễn Hữu Đoan cho rằng, điều cốt lõi của việc đổi màu biển số xe kinh doanh vận tải là nhằm tạo sự kinh doanh công bằng. Tuy nhiên, cần phải tăng cường giám sát việc thực hiện kinh doanh có đúng hay không, nhà xe có đăng ký kinh doanh vận tải hay vẫn núp bóng xe cá nhân, nhưng lại hoạt động vận tải hành khách để trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước.

“Lâu nay, lực lượng chức năng ít chú trọng đến kiểm tra thủ tục vận tải. Điều này dẫn đến việc khó xử lý xe trá hình, xe núp bóng hợp đồng để kinh doanh vận tải. Ví dụ xe làm thủ tục hợp đồng sẽ không làm thủ tục xuất bến, nên không phải nộp thuế. Do đó, nhà xe hạ giá thành để thu hút khách của các xe chạy cố định, điều này sẽ tạo sự cạnh tranh không công bằng”, ông Đoan nói.

Thượng tá Vũ Thanh Giang nhấn mạnh: Theo Thông tư 58, tất cả xe kinh doanh vận tải sẽ được gắn biển màu vàng, điều này chính là điểm khác biệt, tạo điều kiện thuận lợi để lực lượng cảnh sát giao thông dễ dàng phát hiện, xử lý xe kinh doanh vận tải trá hình.

Theo đó, sau khi hết thời hạn đổi màu biển số, những xe gắn biển số trắng nhưng vẫn hoạt động kinh doanh vận tải thì bằng biện pháp nghiệp vụ, thông qua tuần tra kiểm soát, lực lượng CSGT sẽ dễ dàng phát hiện, xử lý. Việc này sẽ góp phần tiến tới xóa bỏ tình trạng xe dù, bến cóc. Bởi theo quy định, tất cả các xe hoạt động trong lĩnh vực vận tải sẽ phải chịu sự kiểm tra, giám sát, đóng thuế cho Nhà nước như nhau. Và một khi đã đổi màu biển số sẽ không còn tình trạng không đăng ký kinh doanh nhưng vẫn hoạt động như hiện nay.


Một thoáng văn- một thoáng người

27 bút ký, như 27 bức tranh khắc hoạ về những miền quê Quảng Ngãi mà Hồ Nghĩa Phương đã từng đến thăm, với những trăn trở, nghĩ suy về quá khứ, hiện tại, tương lai. Có phố phường, làng mạc, biển đảo, núi non. Có những nơi là thắng cảnh quen thuộc với người Quảng Ngãi từ bao đời, như Thu Xà, Thình Thình, Mỹ Khê… Có những địa danh mới được nhắc đến nhiều trong những năm gần đây, như Bùi Hui, Gò Cỏ, bàu Cá Cái…

Chính xác hơn, thì cũng có lần anh vượt ra ngoài địa giới tỉnh nhà (trong bút ký “Về Quy Nhơn nhớ thời tỉnh Nghĩa Bình”), kể về những đổi thay ở vùng đất Bình Định, từng gắn bó với Quảng Ngãi trong một tên chung Nghĩa Bình. Nhưng đó là chuyến đi để mà nhớ lại, để quay về với những vui buồn của một thời chưa xa lắm.

24 trong số 27 bút ký, xúc cảm chủ đạo của tác giả dựa trên nền không gian. Đó là thành phố Quảng Ngãi sôi động nhịp sống hướng về tương lai, “đối xứng” với ngọn núi và ngôi chùa Thình Thình hoang sơ, trầm mặc. Là Lý Sơn quê đảo, nơi lưu giữ nhiều giá trị di sản và giàu có tiềm năng du lịch. Là Bùi Hui núi xa, lạ lẫm, độc đáo, kích thích bước chân của những người ưa khám phá.

Có một Thu Xà, quê hương nhà thơ Bích Khê, nối sông về biển, nối phố với làng. Lại cũng có một Bình Dương êm đềm, đẹp như tranh thuỷ mặc, từng nhịp cầu, hàng tre gợi nhớ hình ảnh trong những bài thơ tuổi “hoa niên” của thi sĩ Tế Hanh.

Nhưng có lẽ sâu đậm nhất, gắn bó, đi về nhiều nhất trong tập bút ký của Hồ Nghĩa Phương, chính là Chợ Trạm- Sông Vệ quê anh, nơi anh sinh ra, gắn bó một thời thơ trẻ, rồi về lại sau bao năm xuôi ngược đường đời.

Người viết bài này, không dám viết thêm một dòng nào ở đây về Sông Vệ, về Chợ Trạm, vì trong bút ký Hồ Nghĩa Phương, từng câu, từng chữ về sông ấy, phố ấy đã mang hơi thở, giọt sống của cuộc đời anh. Tôi chỉ xin phép anh và bạn đọc yêu quý để nói rằng: Ở đó có chợ Trạm và Chợ Trạm, có sông Vệ và Sông Vệ. Rất nhiều khi tên gọi đổi thay lại mang theo nó những đổi thay của một vùng đất. Ban đầu chỉ là một chợ nhỏ ở vị trí trạm Tư Nghĩa, rồi trở thành thị tứ Chợ Trạm. Cũng gần như vậy, nhưng kỳ thú hơn, là chuyện sông Vệ và thị trấn Sông Vệ.

Chỉ 3 trong số 27 bút ký, dòng xúc cảm chủ đạo của tác giả từ thời gian. Nếu “Tháng cuối năm”, nặng mối đồng cảm với những người đồng hương vì nhiều cảnh ngộ phải sống tha hương, luôn khắc khoải lo toan, nôn nao thương nhớ quê nhà khi nhìn cuốn lịch vơi dần trong những ngày tháng Chạp; thì “Cuối năm nhìn lại” là dòng tâm bút của tác giả, tuy chưa phải mượt mà, trác luyện, nhưng lại giàu sức lay động lòng người. “Tiếng vọng” (bút ký có tựa đề thành tên tập sách), vừa kể chuyện, vừa nhỏ nhẹ tâm tình. Chuyện mình, chuyện người. Nhân gian, thế sự, trộn lẫn hồi ức với suy tư thành một trang văn thật đẹp.

Văn là người (Le style, c’est l’homme), nhà tự nhiên học và là nhà văn nổi tiếng người Pháp Georges-Louis Leclerc de Buffon ((1707 – 1788) đã nói như thế. Tôi và có lẽ rất nhiều bạn đọc, không khó nhận ra điều này trong bút ký Hồ Nghĩa Phương, và cả trong thơ anh nữa. Đó lả con người sống hồn hậu, chân tình, giàu ý thức công dân, nghiêm cẩn với công việc mình làm, nhưng ứng xử đúng mực, có trước, có sau.

Hồ Nghĩa Phương nhiều lần viết về Tổ quốc, về đảo xa, về núi cao, biển rộng, nhưng tôi chỉ mời quý bạn chầm chậm đọc đoạn trích này, khi anh viết về con sông Vệ quê mình, một đoạn văn thấy chập chờn bóng anh trong đó.

“Tôi thử thả mình xuôi về cuối dòng sông, quanh co những tên xóm tên làng thân thương: Vạn Mỹ, Năng An, Đông Mỹ, An Mô… với rặng tre xanh bao bọc, hàng cau thẳng tắp, vườn cây trái xanh màu… Chiếc thuyền của ngư phủ gác mái chèo, cắm sào ở bến sông lơ lửng nước xà hai. Ánh đèn hắt lên lung linh ngời bóng nước trong đêm, tiếng con cá quẫy đuôi làm gợn nước.

Con don, con hến cào lên từ khúc cuối dòng sông để cho ta được bát canh hến, tô don nóng hổi. Yêu lắm những hình ảnh ngày xa xưa, khi ghe thuyền là phương tiện chính để vận chuyển hàng hóa nông sản từ trên nguồn đưa xuống tiêu thụ ở đồng bằng, rồi sau đó họ mua những thực phẩm, mắm muối thiết yếu mang về miền ngược. Nếu thời tiết không thuận, trời đã về chiều không kịp trở về, thì bãi cát giữa sông là bến đậu.

Bữa cơm chiều sẽ được sửa soạn chính trên chiếc ghe, bếp lửa hồng tỏa khói lam lên trên nóc, vợ chồng con cái quây quần bữa ăn và những chiếc sạp tre trải ra sẽ là nơi gia đình chủ ghe ngả lưng qua đêm. Lợi dụng hướng ngọn gió mùa thổi từ phía Đông Nam lộng bay cánh buồm giăng, cánh tay chèo của họ sẽ nhẹ đi, chiếc ghe lướt trên mặt sông bình yên trở về bến cũ.” (Dòng sông vẫn chảy qua đời tôi và bạn)

Làng Thọ Lộc, tiết hạ chí- 2020
Lê Hồng Khánh


Xây dựng nông thôn mới nâng cao gặp khó

Sau 6 năm sáp nhập vào TP.Quảng Ngãi theo Nghị quyết 123/NQ-CP, diện mạo các xã đã có nhiều khởi sắc, cơ sở hạ tầng được đầu tư, góp phần về đích nông thôn mới (NTM). Tuy nhiên, để xây dựng NTM nâng cao, bên cạnh các tiêu chí về giao thông, thủy lợi đã đạt, thì tiêu chí thu nhập bình quân đầu người vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Trồng rau diếp cá ở xã Tịnh Châu (TP.Quảng Ngãi)

Diện mạo khởi sắc

Trước khi sáp nhập vào địa bàn thành phố, xã Tịnh Long mới đạt 11 tiêu chí vào năm 2014. Sau đó, nhờ sự đầu tư đồng bộ về giao thông, thủy lợi, y tế, trường học đã giúp xã hoàn thành một số tiêu chí. Cuối năm 2017, xã Tịnh Long đạt 19 tiêu chí trong Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM.

Còn xã Nghĩa Hà, đường xã và đường từ trung tâm xã đến đường huyện (thành phố) dài hơn 8km đã được bê tông. Chiều dài đường trục thôn, liên thôn được cứng hóa hơn 25km. Các tuyến đường ngõ xóm, đường trục chính nội đồng đều cứng hóa trên 75%, giúp người dân đi lại, vận chuyển hàng hóa thuận tiện. Trường học các cấp mầm non, tiểu học, THCS trên địa bàn được đầu tư nâng cấp và đạt chuẩn quốc gia. Vừa qua Nghĩa Hà được công nhận xã NTM.

Tiêu chí thu nhập của người dân gặp khó

Sau quá trình nỗ lực cán đích NTM, vấn đề quan trọng đặt ra đối với các xã đạt chuẩn đó là duy trì, nâng cao chất lượng 19 tiêu chí đã đạt. Thế nhưng, để trở thành xã đạt chuẩn NTM nâng cao, thu nhập bình quân đầu người phải cao gấp 1,2 lần trở lên so với mức quy định xã đạt chuẩn NTM. Điều này khiến nhiều địa phương gặp khó.

“Với xã Tịnh Long, để nâng cao mức thu nhập người dân từ 41 triệu lên 60 triệu đồng/người/năm là nhiệm vụ gian nan. Bởi phần lớn người dân chủ yếu sống bằng nghề nông. Dù đã triển khai mô hình sản xuất rau sạch, nhưng thực tế chỉ sản xuất được 0,5ha (bằng một nửa so với kế hoạch). Hơn nữa, đầu ra gặp khó, vì việc liên kết sản xuất, tiêu thụ rau sạch chưa thực hiện được. Trong khi đó, theo kế hoạch, diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn xã sẽ giảm, vì thế chúng tôi hướng đến vận động người dân chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp”, Chủ tịch UBND xã Tịnh Long Nguyễn Anh Tuấn cho biết.

Cùng chung khó khăn trong phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân, xã Tịnh Châu còn gặp khó khăn bởi chưa có mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao, hoặc sản xuất theo hướng hữu cơ. Dù rau diếp cá là cây trồng được chọn trong Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” của xã, có giá trị kinh tế cao hơn cây lúa và một số cây màu khác, nhưng loại rau này phụ thuộc rất lớn vào thời tiết, chủ yếu trồng theo kinh nghiệm, nên giá trị kinh tế chưa cao.

Những năm qua, việc triển khai mô hình trồng rau an toàn, liên kết sản xuất tiêu thụ vẫn chưa thực hiện được, người dân chủ yếu sản xuất theo phương thức truyền thống. Bên cạnh đó, việc chỉnh trang đồng ruộng cũng gặp khó, vì đa phần là ruộng bậc thang… Đây là những vướng mắc ảnh hưởng đến việc sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn.

Để xây dựng NTM nâng cao, các xã thuần nông cần phải chú trọng “nâng chất” dự án nông nghiệp, nhằm thay đổi thói quen sản xuất của người dân và liên kết tiêu thụ sản phẩm, tránh tình cảnh “được mùa mất giá, mất mùa được giá” như thời gian qua. Cùng với đó là quan tâm vấn đề bảo vệ môi trường, nâng cao thu nhập cho người dân.

Bài, ảnh: HUỲNH THẢO

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Vận chuyển hàng hóa đi Phú Yên
VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA ĐI PHÚ YÊN

Vận chuyển hàng hóa từ TP.HCM đi Phú Yên bằng đường bộ là một trong những dịch vụ vận tải hàng hoá phổ biến hiện...

Vận chuyển hàng hóa đi Đồng Tháp
VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA ĐI ĐỒNG THÁP

  Khi nhận vận chuyển hàng hóa đi Đồng Tháp  là có thể kể đến những địa danh như : Thị xã Sa Đéc, Huyện Tân...

Vận chuyển hàng hóa đi Đà Lạt
VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ ĐI ĐÀ LẠT

[caption id="attachment_2885" align="aligncenter" width="600"] Vận chuyển hàng hóa đi Đà Lạt[/caption] Dịch vụ vận tải Tri Châu  nhận vận chuyển hàng hóa đi Đà Lạt...

VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ ĐI KIÊN GIANG, HÀ TIÊN

Công ty vận tải hàng hóa Tri Châu , nhận vận chuyển hàng hóa đi Hà Tiên  đến những địa danh như : Thị xã...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email
Chat zalo