VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA ĐI HUẾ

 

Vận chuyển hàng đi huế

Công ty vận tải Tri Châu nhận vận chuyển và chành vận chuyển hàng hóa đi các  huyện, thị  của tỉnh Thừa Thiên -Huế : TP Huế, Huyện Phong Điền, Huyện Quảng Điền, Huyện Hương Trà, Huyện Phú Vang, Huyện Hương Thuỷ, Huyện Phú Lộc, Huyện Nam Đông , Huyện A Lưới .

THÔNG TIN LIÊN QUAN:

Khi quý khách có nhu cầu vận chuyển hàng hóa về Huế các khu vực lân cận trước hết quý khách  cung cấp cho chúng tôi biết về mặt hàng , trọng lượng, kích thước, nơi nhận và  giao hàng , chúng tôi tính toán và báo giá vận chuyển tốt nhất cho quý khách .  Hãy gọi nhanh cho vận tải ” Tri Châu, chúng tôi sẽ đáp ứng được tất cả những mong muốn trên của quý khách.

Trụ sở ,kho bãi của công ty tại : 35A Đường TA21,Phường Thới An, Quận 12, Tp.hcm.

Chúng tôi nhận vận chuyển hàng hóa về Huế  bằng xe tải với nhiều chủng loại như : Xe 2 tấn, Xe 5tấn,Xe 8 tấn, Xe 15 tấn, Xe 19 tấn , và xe Container 33 tấn.  Thời gian vận chuyển trong 2-3 ngày .

 

Các mặt hàng thường vận chuyển:

  • Hàng tiêu dùng,nông sản, thực phẩm,thức ăn chăn nuôi v.v…
  • Hàng sợi vãi, nệm mouse, cao su, bàn ghế, hàng trang trí nội thất,cây cảnh v.v…..
  • Hàng nguyên liệu ,phế liệu,sắt thép,hóa chất,máy móc,thiết bị nhà xưởng v.v…
  • Hàng xây dựng các công trình,hàng tổ chức sự kiện v.v…
  • Vận chuyển thiết bị máy móc, máy công nghiệp, máy công cụ.
  • Vận chuyển hàng siêu trường, hàng siêu trọng.

Ký kết hợp đồng vận chuyển :

  • Khi 2 bên thống nhất thỏa thuận sẽ có hợp đồng vận chuyển đầy đủ, cụ thể, ngắn gọn.
  • Hợp đồng chia làm 2 bản mỗi bên giữ 1 bản, khi bàn giao hàng hóa xong thì hợp đồng vận chuyển hàng hóa không còn hiệu lực.

Phương châm của Công ty chúng tôi là: Đảm bảo uy tín- Thời gian đúng hẹn.

Trách nhiệm sau vận chuyển :

Trong quá trình vận chuyển hàng hoá đi Huế nếu có sai sót, sơ suất khó tránh,  làm sứt mẻ hay đổ vỡ hư hỏng, gây thiệt hại tài sản của quý khách. Công Ty chúng tôi sẽ có trách nhiệm tiến hành bồi  thường theo thẩm định.

Xin chân thành cảm ơn quý khách hàng đã sử dụng dịch vụ vận tải Tri Châu trong suốt những năm qua.

 Thông tin liên hệ :

CÔNG TY TNHH DV VẬN TẢI TRI CHÂU

  • Trụ sở   : 35A Đường TA21,Phường Thới An, Quận 12, Tp.hcm.
  • Di động : 0813.188.427 – 0987.992.139 – 0933.744.015
  • MST     : 0313731840
  • Website: 24hvanchuyen.com
  • Email   : vantaitrichau@gmail.com

Chúng tôi sẻ báo giá cụ thể cho từng chuyến hàng với mức giá cước vận chuyển tốt nhất cho Quý Khách . Đặc biệt giá ưu đãi với các hợp đồng dài hạn.


NHẬT KÝ VẬN CHUYỂN .

Chiều này ngày 12/11/2017 Công ty chúng tôi vận chuyển 3 xe tải hàng , áo quần , mì tôm, gạo, và các thực phẩm khác để cứu trợ đông bào bị lũ lụt ở các địa phương của Thừa Thiên Huế, chúng tôi dự định đi từ 5-6 ngày sẽ vào lại tới Tp.hcm.


Ngày 23/05/2017 vận chuyển hàng tạp hóa đi Huế và hàng cửa kính đi Quảng Bình .


Hàng không vận chuyển miễn phí hàng cứu trợ miền Trung

Từ 18/10, hàng hóa cứu trợ người dân miền Trung sẽ được vận chuyển miễn phí trên các chuyến bay của Vietnam Airlines, Pacific Airlines, Vasco.

Đại diện Vietnam Airlines cho hay, các hãng trên sẽ miễn phí cước vận chuyển song có phụ thu nhiên liệu và các phí liên quan với hàng hóa cứu trợ. Hàng hóa miễn phí được tiếp nhận từ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, UBND các tỉnh, thành phố, Hội chữ thập đỏ Việt Nam các cấp và các quỹ từ thiện được cấp phép.

Bamboo Airways cũng miễn phí vận chuyển hàng cứu trợ từ 19/10 từ Hà Nội và TP HCM đi Vinh, Đồng Hới, Chu Lai, Đà Nẵng. Ngoài hàng cứu trợ từ các tổ chức, đoàn thể, hãng còn miễn phí cho các doanh nghiệp, cá nhân tài trợ hàng hóa, nhu yếu phẩm đến miền Trung.

Các hãng hàng không yêu cầu hàng hoá cứu trợ cần chia theo kiện có bao bì chắc chắn đảm vận chuyển an toàn, mỗi kiện không quá 40 kg.

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo trung ương về Phòng, chống thiên tai mưa lũ xảy ra tại các tỉnh, thành phố miền Trung từ ngày 6/10 đến nay đã làm 64 người chết; trong đó, tỉnh Thừa Thiên – Huế có 25 người, tỉnh Quảng Trị 17 người, tỉnh Quảng Nam 11… Cùng với 52.933 ngôi nhà bị ngập, 24.734 ngôi nhà bị hư hỏng.

Từ đêm 17 đến trưa 18/10, các tỉnh, thành phố miền Trung đã xảy ra mưa rất to, gây ra lũ đặc biệt lớn trên các sông chảy qua địa phận các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị. Đỉnh lũ trên sông Kiến Giang (tỉnh Quảng Bình), sông Hiếu, sông Thạch Hãn (tỉnh Quảng Trị) đều ở mức tương đương và cao hơn lũ lịch sử. Dự báo đến ngày 20/10, các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình tiếp tục xảy ra đợt mưa rất to, có nơi đặc biệt to với lượng mưa 400-600mm, ở Nghệ An 100-200 mm…

Đoàn Loan


Phí vận chuyển ‘ngốn’ gần trăm triệu một container nông sản

Một chuyến nông sản khứ hồi Bắc Nam theo đường bộ ngoài 43 triệu đồng phí xăng dầu, lái xe… chưa kể chi phí hao mòn lốp đã tới 7 đến 8 triệu đồng.

Chi phí logistics chiếm 25%

Nông sản là một trong những ngành xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước. Theo số liệu Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm 2019, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam đạt gần 40,55 tỷ USD, trong đó có 6/9 mặt hàng xuất khẩu chủ lực đạt kim ngạch trên 2 tỷ USD.

Tuy nhiên, chi phí logistics cho nông sản Việt Nam quá cao, lên tới 25% tổng giá trị hàng hóa ở một số mặt hàng, thậm chí còn cao hơn rất nhiều ở các công đoạn sản xuất, chế biến và kinh doanh nông sản và liên quan. Đây được xem là nguyên nhân chính dẫn đến giảm sức cạnh tranh của nhiều mặt hàng nông sản chủ lực Việt Nam tại các thị trường tiềm năng.

Trong bối cảnh Covid-19 kéo dài; cùng nhiều tiêu chí chặt chẽ khi Việt Nam tham gia EVFTA, đòi hỏi ngành nông nghiệp cần giải bài toán giảm chi phí logistics. Toạ đàm “Chi phí logistics cho nông sản Việt – thách thức cạnh tranh trên thị trường quốc tế” với sự góp mặt của đại diện cơ quan quản lý, doanh nghiệp và chuyên gia sẽ đưa ra lời giải cho vấn đề này.

Chuỗi hội thảo trực tuyến các vấn đề nông nghiệp là một trong số hoạt động của Hội chợ Nông nghiệp trực tuyến AgriFair. Các sự kiện sẽ tập trung thảo luận các chủ đề mang tính cấp bách, nhiều doanh nghiệp, độc giả quan tâm về lĩnh vực nông nghiệp. Đây là nơi nhà quản lý, giới chuyên gia và doanh nghiệp tìm ra hướng giải quyết cho các vấn đề của nông nghiệp – nông sản – thị trường và các kịch bản phát triển cho doanh nghiệp trong tương lai, đặc biệt là kịch bản chuyển đổi số của ngành.

Doanh nghiệp nông sản thiếu lòng tin vào logistics

Mở đầu toạ đàm “Chi phí logistics cho nông sản Việt – Thách thức cạnh tranh trên thị trường quốc tế” chiều ngày 13/10, Thạc sĩ Triệu Thành Nam, Phó Trưởng phòng Chính sách thương mại kiêm Tổ trưởng Tổ thị trường châu Âu (Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết chi phí dành cho logicstic của nông sản Việt chiếm trên 20%.

Logistics không chỉ là hậu cần mà còn là giống, vật tư, đầu vào, chăn nuôi, đến xây dựng vùng nguyên liệu, sản phẩm đầu ra, chuỗi thu mua, kênh bán buôn, bán lẻ, vận chuyển đến khách hàng. Quy mô logistics của Việt Nam khá khiêm tốn, phần lớn bị đứt đoạn và thủ công như qua chợ truyền thống. Kênh bán hàng hiện đại như chợ điện tử chưa phát triển.

“Chúng ta cần đầu tư sâu và rộng hơn nữa cho ngành logicstic để quy mô sản xuất hàng hoá có thể phát triển tương xứng”, ông Nam nói.

Về sự phối hợp giữa những doanh nghiệp logicstic và ngành nông sản, ông Trần Đức Nghĩa, Giám đốc Công ty TNHH Quốc tế Delta cho biết Việt Nam vẫn đang ở chu kỳ đầu. Vấn đề thứ nhất mà ngành nông sản Việt gặp phải là sự lệ thuộc khá nhiều vào thị trường Trung Quốc. Xuất khẩu sang thị trường này vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch 40,55 tỷ USD. Thứ hai là tính mùa vụ, manh mún. “Nông dân hay doanh nghiệp không dám đầu tư lớn cho đội xe, nhà kho chỉ để phục vụ những sản phẩm làm được một mùa, hay một vài tháng”, ông Nghĩa phân tích.

Thứ ba, hầu hết doanh nghiệp chưa xây dựng được lòng tin giữa ngành nông sản và ngành logistics. Tỷ lệ mua ngoài về dịch vụ logistics hiện nay cần tăng lên. Nhiều doanh nghiệp nông sản tự duy trì đội xe, nhà kho, hay năng lực vận chuyển cho chính bản thân mình. Điều này thể hiện họ không có lòng tin với doanh nghiệp logicstic.

“Mùa cao điểm của nông sản Việt, chi phí vận chuyển Bắc – Nam khá cao. Một doanh nghiệp ở Bình Thuận có khi phải trả đến 70 triệu đồng cho một container chạy lên cửa khẩu”, ông Nghĩa nói.

Cung lệch cầu
Theo ông Trần Đức Nghĩa, hầu hết các công ty nông sản hiện giờ đều tự phát triển dịch vụ logistics để phục vụ cho chính nhu cầu của mình. Điều đó dẫn đến tình trạng, doanh nghiệp nông sản chỉ cần đơn vị cung cấp logistics khi cần. Vào giai đoạn cao điểm của nông sản cũng chính là cao điểm của logistic. “Vì vậy đến lúc họ cần chúng tôi chưa chắc có thể đáp ứng bởi doanh nghiệp buộc lựa chọn khách hàng trung thành”, vị này nói.

Ông Nghĩa cho biết hiện doanh nghiệp có khoảng 2.000 kho. Do đó nói về năng lực ông tự tin hơn các doanh nghiệp nông sản khi tự cung ứng kho trữ.

Thói quen sản xuất mùa vụ cản trở logistics

Từ vị trí doanh nghiệp nông nghiệp, bà Nguyễn Thị Diễm Hằng, Chủ tịch HĐQT Công ty Nông trại hữu cơ Việt Nam chia sẻ, đây là vấn đề rất đau đầu với tất cả những đơn vị đang tham gia chuỗi giá trị nông sản Việt.

Bản thân công ty của bà Hằng có thời điểm phải trả 700 đồng cho chi phí vận chuyển một kg rau. Bởi tính chất nông sản sau khi thu hoạch phải đưa đi luôn. Nhưng chính vụ cũng gặp khó khăn về vận chuyển. “Có thời điểm cả tỉnh Hải Dương thu hoạch cà rốt nhưng chúng tôi lại chỉ có một số đầu xe, công lạnh và kho bãi cũng không thể đáp ứng. Công ty phải xoay sở đủ cách, thậm chí chấp nhận giá cao chỉ để đảm bảo hàng không bị dồn ứ”, bà Hằng cho biết.

Bà Nguyễn Thị Diễm Hằng, Chủ tịch HĐQT Công ty Nông trại hữu cơ Việt Nam

Bên cạnh đó, những chuyến hàng nông sản còn gặp phải chi phí đường bộ, lót tay, chờ đợi ở cửa khẩu. Nông sản không được bảo quản trong kho lạnh tiêu chuẩn mà chờ trong chính xe hàng nhiều ngày trước khi xuất quan. Tinh trạng hàng hỏng rất dễ xảy ra.

Bà Nguyễn Thị Diễm Hằng cho rằng chi phí logistics cho hàng nông sản vẫn đang quá cao. “Nên xây dựng những nhà máy chế biến tại chính những vùng nguyên liệu trọng điểm, hạn chế chi phí vận chuyển và tình trạng thất thoát”, bà Hằng nói.

Đồng quan điểm, ông Nghĩa chia sẻ có những chi phí mà chúng tôi không thể tính được. Với những mặt hàng phải ở biên giới lâu ngày, hàng hoá bị giảm chất lượng, điều đó cũng ảnh hưởng đến chi phí logistics. Chính vì vậy việc chế biến sâu là cần thiết, tuy nhiên vấn đề lớn là số lượng không đủ. Theo bà Hằng, để giải quyết có thể mời doanh nghiệp tư nhân tham gia vào hoạt động chế biến sâu, giúp giãn cách thời vụ cho logistics và tránh việc được mùa mất giá.


Gỡ khó cho doanh nghiệp vận tải

Quy định của Bộ Tài chính từ ngày 10/8 đến cuối năm 2020, phí bảo trì đường bộ đối với xe khách, vận tải hàng hóa giảm 10-30% so với quy định áp dụng trước đó. Đây là chính sách để chia sẻ khó khăn với các cá nhân, doanh nghiệp (DN) kinh doanh vận tải trong tình hình ảnh hưởng dịch COVID-19 hiện nay.

Giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn

Quy định trên do Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện từ ngày 10/8 đến hết năm 2020 tại các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới trong toàn quốc. Theo đó, cá nhân, DN, HTX được giảm trừ phí bảo trì đường bộ phải là xe kinh doanh vận tải hành khách và hàng hóa.

Ông Giáp Văn Hòa, Giám đốc Chi nhánh Taxi Vàng tại Huế chia sẻ, với hơn 10 năm hoạt động trên lĩnh vực vận tải hành khách, chưa khi nào đơn vị phải đối mặt với khó khăn khi dịch COVID-19 xảy ra. Hầu hết các phương tiện trong thời gian phải “nằm bãi” vì mọi hoạt động vui chơi giải trí, kinh doanh du lịch ở địa phương gần như đóng cửa. Hiện Taxi Vàng tại Huế có gần 100 phương tiện thuộc diện giảm phí bảo trì đường bộ trong đợt này nên từ lãnh đạo đến đội ngũ nhân viên rất mừng.

Ông Hòa nói: “Trong bối cảnh kinh tế bị ảnh hưởng dịch COVID -19 hiện nay, việc DN được chia sẻ khó khăn là rất quý. Nếu tính theo mức giảm 10% theo Bộ Tài chính đưa ra thì DN cũng tiết kiệm một khoản tiền đáng kể. Tiền giảm được đơn vị chuyển sang thanh toán các chi phí bến bãi, lương cho nhân viên… để duy trì hoạt động”.

Ông Trần Sĩ Cuộc, Giám đốc HTX Ô tô Huế chia sẻ, hiện đơn vị hơn 90 phương tiện vận chuyển hành khách và hàng hóa chạy hơn 20 tuyến cố định đến nhiều tỉnh, thành khu vực Bắc và Nam. Nếu áp dụng theo loại xe và mức phí bảo trì đường bộ, HTX Ô tô Huế được giảm từ 10- 30% tương đương số tiền trên 24 triệu đồng cho toàn bộ phương tiện của đơn vị.

Thống kê của Sở Giao thông Vận tải, hiện ở Thừa Thiên Huế có gần 700 đơn vị, DN, HTX tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa và hành khách với hơn 7.000 phương tiện; trong đó 2.152 xe phương tiện vận tải hành khách. Hầu hết các phương tiện trên nằm trong danh sách được giảm trừ phí bảo trì đường bộ, như loại xe kinh doanh vận tải hàng hóa, hành khách, xe buýt, xe hợp đồng du lịch, xe đưa đón học sinh, công nhân…

Điều kiện thuận lợi cho các chủ xe

Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, Thông tư số 74/2020/TT-BTC (Thông tư 74) ngày 10/8/2020 của Bộ Tài chính về việc giảm thu phí sử dụng đường bộ đối với phương tiện kinh doanh vận tải hàng hóa và hành khách đã được các trung tâm đăng kiểm triển khai việc bù trừ, giảm phí theo quy định. Thông tư 74 quy định, ô tô kinh doanh vận tải hành khách gồm ô tô chở người, các loại xe buýt vận tải hành khách công cộng, sẽ chỉ nộp phí bằng 70% mức thu đang áp dụng tại Thông tư số 293/2016/TT-BTC (Thông tư 293) ngày 15/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ. Đối với xe tải, ô tô chuyên dùng, xe đầu kéo, mức phí nộp bằng 90% mức thu hiện hành.

Trong thời gian thông tư có hiệu lực, xe ô tô chuyển từ không kinh doanh vận tải sang kinh doanh vận tải thì thời điểm áp dụng mức phí theo quy định tại thông tư này tính từ ngày ô tô được ghi nhận trong chương trình quản lý kiểm định của Cục Đăng kiểm Việt Nam là ô tô kinh doanh vận tải. Trường hợp ô tô đã được nộp phí sử dụng đường bộ theo mức phí quy định tại Thông tư số 293 cho thời gian từ ngày 10/8 đến hết năm thì chủ xe sẽ được bù trừ số tiền phí chênh lệch vào số phí phải nộp của chu kỳ tiếp theo.

Đơn vị đăng kiểm chịu trách nhiệm tính bù trừ tiền phí cho chủ xe vào chu kỳ tiếp theo. Từ đầu năm 2021 trở đi, các quy định nộp phí trên sẽ trở lại quy định trước ngày 10/8, theo quy định ban hành kèm Thông tư số 293/2016/TT-BTC.

Ông Dương Phúc Thiện, Phó Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới tỉnh cho biết, việc giảm phí sử dụng đường bộ là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay ngành Vận tải chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19. Sau khi thông tư ra đời, trung tâm đã tạo điều kiện để các chủ phương tiện thực hiện miễn giảm phí bảo trì đường bộ theo quy định của Bộ Tài chính.

Chủ phương tiện khi đến đăng kiểm phương tiện được nhân viên trung tâm hướng dẫn các thủ tục nhanh gọn nhằm tạo thuận lợi và tiết kiệm thời gian cho các chủ xe. Từ ngày 10/8 đến ngày 5/9, trung tâm đã áp dụng chính sách giảm trừ phí bảo trì đường bộ cho hơn 460 xe kinh doanh vận tải hàng hóa và hành khách.

 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hoạt động của Công ty vận tải Tri Châu

24hvanchuyen.com.Các mặt hàng Cty thường vận chuyển Vận chuyển hàng hóa Việt Nam-Lào-Campuchia Vận chuyển bồn hóa chất đi Bình Định Vận chuyển giàn khoang...

Vận chuyển hàng hóa đi Phú Thọ
VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA ĐI PHÚ THỌ

  [caption id="attachment_2677" align="aligncenter" width="700"] Trụ sở ,kho bãi của công ty tại : 35A Đường TA21,Phường Thới An, Quận 12, Tp.hcm.[/caption] "TRI CHÂU "...

Vận chuyển hàng hóa đi Long An
VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA ĐI LONG AN

[caption id="attachment_2677" align="aligncenter" width="700"] Trụ sở ,kho bãi của công ty tại : 35A Đường TA21,Phường Thới An, Quận 12, Tp.hcm.[/caption] Công ty vận tải...

Vận chuyển hàng hoá, văn phòng, công ty, spa, nhà xưởng, vận chuyển nhà, phòng trọ sinh viên giá rẻ

- Hotline: 0987.992.139 ☎️☎️ - Zalo: 0987.992.139☎️☎️ 📣📣📣 Vận tải Tri Châu🚛🚛🚛 👉👉 Chuyên : Vận chuyển hàng hoá, chuyển văn phòng, công ty, spa,...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email
Chat zalo