Nỗi khổ gặp “cò xe” của hành khách

Thông tin về các vụ tai nạn ở xe khách khiến những người lựa chọn phương tiện này không khỏi lo lắng. Nhưng trước khi lên xe, nhiều hành khách còn phải chịu đựng nỗi khổ gặp “cò xe”. Trong nhiều trường hợp không may, họ có thể bị chửi bới, nguyền rủa, thậm chí bị đánh đập không thương tiếc.
Hành khách bị “cò xe” chửi bới, đánh đập

Gần đây, dư luận xôn xao và phẫn nộ về đoạn clip do camera an ninh tại Bến xe Nước Ngầm ghi lại hình ảnh một hành khách bị “cò” xe đánh và kéo lê trên đường.

Nội dung chi tiết là vào khoảng 9 giờ tối ngày 17/3, một nam thanh niên đang đứng gần khu vực Bến xe Nước Ngầm, thuộc phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội, để bắt xe khách về Nghệ An, bỗng có hai người đàn ông đến chào mời đi xe khách. Mặc dù nam thanh niên không đồng ý đi xe nhưng hai người đàn ông này vẫn tiếp tục chèo kéo.

Thấy vậy, nam thanh niên có lời đề nghị không muốn bị làm phiền. Vừa nói dứt lời thì nam thanh niên bị hai người đàn ông xông vào đánh tới tấp, khiến nạn nhân nằm quằn quại dưới đường. Chưa hết, một trong hai đối tượng còn kéo lê anh này đi một đoạn, trước khi vứt lại bên lề đường, dưới sự chứng kiến của nhiều người tham gia giao thông.

Nam thanh niên bị kéo lê dưới lòng đường. (Ảnh: ANTĐ)

Trước sự việc trên, Đội chống tội phạm tuyến và địa bàn (Đội 5), Phòng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Hà Nội đã lập hồ sơ xử lý, triệu tập hai “cò xe” trong đoạn clip đánh hành khách về cơ quan điều tra làm rõ. Tuy nhiên, đây chỉ là một vụ việc của “cò xe” được phát hiện.

Các xe ôm tại khu vực Bến xe Nước Ngầm cho biết, hành khách đứng đợi xe thường bị “cò” tiếp cận. Việc “cò” hành hung, chửi khách là chuyện cơm bữa. Thậm chí có cả những hành khách nữ bị đám du côn này chửi bới, xé tan quần áo, đánh đập tàn nhẫn ngay giữa ban ngày.

Và nhiều độc giả chia sẻ rằng tình trạng “cò” không chỉ xuất hiện ở Bến xe Nước Ngầm mà còn ở hầu hết các bến xe trên toàn quốc. Điều này gây mật trật tự, làm phiền hà cho hành khách đi xe, nguy hiểm hơn, hành khách có thể bị xung đột, đánh đập.

Vì sao “cò xe” lộng hành?

Theo Ông Nguyễn Văn Lập, Giám đốc Bến xe Nước Ngầm, hiện tượng “cò” tranh giành, lôi kéo khách xuất phát từ hoạt động trái phép của những chiếc xe dù.

Xe dù là những chiếc xe không đăng ký hoạt động tại bến, không bán vé và cũng không được Sở Giao thông Vận tải cấp phép chạy tuyến cố định. Đặc trưng của xe dù là do không chịu sự kiểm soát của bến xe nên họ không cần phải xuất bến đúng giờ, do đó có thể “vô tư” chạy lòng vòng đón khách quanh khu vực bến xe đến khi nào kín chỗ mới thôi. Và để làm được việc đó thì những chiếc xe dù này thuê một đội ngũ “cò mồi” đứng ra lo việc bắt khách. Đây chính là nguyên do dẫn đến các vụ hành hung khách như báo chí phản ánh.

“Việc này diễn ra hàng ngày trước mắt chúng tôi, nhưng thực sự bến bất lực bởi chúng tôi không có quyền gì để can thiệp hay ngăn chặn những chiếc xe dù ấy. Cùng lắm khi thấy khách bị tấn công thì bảo vệ bến cũng chỉ có thể ra can ngăn mà thôi. Thậm chí kể cả can ngăn, bảo vệ cũng có thể bị trả thù” – ông Lập cho biết thêm.

Một cảnh lôi kéo khách ở Bến xe Giáp Bát, Hà Nội. (Ảnh: Đất Việt)
Còn xe dù thì còn vấn nạn “cò mồi”, còn “cò mồi” thì hành khách còn bị “chặt chém” và hành hung. Trung tá Lê Kim Đồng, Đội trưởng Đội 5 – Phòng Cảnh sát hình sự cho biết, “cò mồi” bến xe phần lớn là các đối tượng lưu manh hung hãn. Do đó chúng không chỉ tấn công hành khách, mà còn sẵn sàng thanh toán nhau khi tranh giành trong việc làm ăn.
“Chúng tôi quét liên tục, xử lý liên tục, có đối tượng bắt đi bắt lại nhiều lần, phạt rồi thả. Việc đó không khác gì bắt cóc bỏ đĩa bởi đó chỉ là phần ngọn. Vấn đề cơ bản nhất là hiện nay Sở GTVT, lực lượng TTGT và CSGT cần phải cương quyết hơn trong việc xử lý xe dù. Hết xe dù thì “cò” sẽ không còn đất sống. Người dân đi xe cũng không còn phải nơm nớp lo âu. Bên cạnh đó, yêu cầu các chủ xe cam kết không được thuê mướn “cò”, những xe nào vi phạm thì cương quyết cắt “nốt”, đình tài. “ – Trung tá Lê Kim Đồng nói.
Đó là về phía cơ quan chức năng, còn với những hành khách bị “cò xe” lôi kéo, chửi bới hay đánh đập, thiết nghĩ rằng không nên chỉ dừng lại ở việc sợ hãi, chạy trốn bằng cách tìm lên một chuyến xe khác để đi mà cần mạnh dạn đến cơ quan công an tố cáo. Đồng thời, các bến xe cần có đội ngũ nhân viên chuyên hỗ trợ, hướng dẫn hành khách. Những điều này có thể làm giảm bớt tình trạng “cò xe” lộng hành ở các bến xe.
Nguồn : giaothongvantai.com.vn

 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khởi tố vụ án vận chuyển 600 bánh heroin

Ngày 10-3, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã chính thức ra quyết định khởi tố vụ án để điều tra vụ vận chuyển 600 bánh heroin...

Cước vận tải, taxi sẽ giảm từ đầu tháng 1/2015

Hầu hết các doanh nghiệp (DN) taxi, vận tải nằm trong Hiệp hội Vận tải Hà Nội đều đã nộp đơn đăng ký điều chỉnh...

Chuẩn bị công tác vận tải, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân

Trong dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam (30-4) và Ngày Quốc tế Lao động (1-5) năm 2014, công chức, viên chức được nghỉ...

Giá vé tàu Thống nhất giảm 10%

Ngày 26/12, ông Vũ Tá Tùng, Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) đã ký 2 công văn điều chỉnh giá...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email
Chat zalo